Bí Quyết Mở Spa Thành Công, Những Lưu Ý Khi Kinh Doanh Spa
Những năm trở lại đây thị trường spa trở thành mảnh đất “màu mỡ” thu hút nhiều sự đầu tư từ các nhân lẫn doanh nghiệp lớn. Mỗi năm có đến 2.000 cửa hàng dịch vụ spa, làm đẹp ra đời tạo nên “nguồn cung” rộng lớn. Song “miếng bánh thơm” này cũng khiến cho các thương hiệu spa phải đặt mình vào thế cạnh tranh.
Các doanh nghiệp cần lưu ý điều gì để spa có thể chiếm được lòng yêu mến tin tưởng từ khách hàng giữa một thị trường cạnh tranh như vậy. Bí quyết mở spa thành công là gì? Mời các bạn cùng Học viện Chăm Sóc Sắc Đẹp Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Lên ý tưởng, xác định mục tiêu kinh doanh
Ý tưởng và mục tiêu kinh doanh được xem là “nền móng” để chủ spa thực hiện thành công những bước đi tiếp theo trên hành trình mở spa. Ở giai đoạn đầu tiên này, chủ đầu tư cần phân tích kỹ lưỡng thị trường trước khi thành lập: xác định loại hình sẽ kinh doanh là gì và hướng tới phân khúc khách hàng nào, với đối tượng sử dụng dịch vụ đó thì dịch vụ họ sử dụng là gì và mức chi ra sao; đối thủ cạnh tranh của mình là những đơn vị nào, họ có gì độc đáo, vị trí và không gian của họ ra sao… Nên học hỏi kinh nghiệm mở spa từ những người đi trước để đỡ vấp phải những sai lầm không đáng có.
Ý tưởng và mục tiêu kinh doanh được xem là “nền móng” để chủ spa bắt tay thực hiện những bước đi tiếp theo. Ảnh: Internet.
Chỉ khi phân tích được chân dung khách hàng, tìm đúng vấn đề cần giải quyết của khách hàng, nắm được cách mở spa, những cơ hội và rủi ro khi bước chân vào lĩnh vực này thì người chủ spa mới có thể chuẩn bị 1 tâm lý sẵn sàng, bền vững với nghề.
Nghiên cứu và lựa chọn mô hình spa phù hợp
Sau khi có ý tưởng và xác định mục tiêu kinh doanh cụ thể, chủ spa cần lựa chọn mô hình spa phù hợp. Để tìm được mô hình đúng đòi hỏi chủ spa cần hiểu và đánh giá thị trường địa phương – nơi chuẩn bị mở spa phù hợp với loại hình nào. Theo đó, hiện nay có 7 mô hình spa như sau:
- Spa truyền thống hay còn được gọi với cái tên khác là Day spa.
- Medical Spa (Spa y tế)
- Clinic Spa (Spa phòng khám)
- Spa trị liệu toàn diện
- Destination Spa
- Spa trị liệu bằng nước
- Spa Resort
Spa resort là loại hình spa được thiết kế tích hợp trong cách khu nghỉ dưỡng
nhằm mục đích phục vụ cho du khách, đem lại một kì nghỉ thật hoàn hảo. Ảnh: Internet.
Tùy theo mô hình kinh doanh bạn cần xây dựng danh mục sản phẩm phù hợp. Song để khách hàng nhớ đến, người làm chủ cần chú trọng vào việc xây dựng dịch vụ chính và tập trung để biến nó trở thành “USP – Unique Selling Point” điểm bán hàng độc đáo nhất của spa.
Dự trù chuẩn bị nguồn vốn
Một trong những vấn đề lớn khiến nhiều người mở dịch vụ spa cảm thấy lo lắng đó là số vốn để mở spa không hề nhỏ. Phải kể đến những khoản chi tiêu như sau:
Vốn mở spa đầu tư ban đầu
Khi bắt đầu một doanh nghiệp mới, việc đầu tư vốn ban đầu là yếu tố quan trọng nhất cần được xem xét. Vốn này bao gồm các chi phí thiết yếu như: Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh; sửa chữa, trang trí và thiết kế không gian spa; mua sắm trang thiết bị, máy móc; thuê nhân sự (lương nhân viên, bảo hiểm, đào tạo, v.v.); quảng cáo và marketing ban đầu.
Máy móc, thiết bị và mỹ phẩm là những hạng mục tốn chi phí khá lớn
khi chủ đầu tư bắt đầu kinh doanh spa. Ảnh: Hướng Nghiệp Á Âu
Vốn lưu động
Bên cạnh vốn đầu tư ban đầu, bạn cũng cần có vốn lưu động để duy trì hoạt động kinh doanh trong những tháng đầu tiên trước khi spa bắt đầu sinh lời. Vốn lưu động này sẽ được sử dụng để chi trả các chi phí vận hành hàng tháng như: Tiền điện, nước, internet; chi phí marketing và quảng cáo kích cầu người sử dụng; chi phí nguyên vật liệu, sản phẩm…
Lựa chọn địa điểm
Bên cạnh chuyên môn, vốn để mở spa, dụng cụ để mở spa, địa điểm kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng giúp thu hút khách hàng và quyết định công việc kinh doanh spa. Một mặt bằng mở spa lý tưởng cần đảm bảo các yếu tố khách quan như mật độ dân cư qua lại đông đúc, giá cả phải chăng, thuận tiện cho việc di chuyển…
Bên cạnh đó yếu tố diện tích cũng là tiêu chí các chủ spa cần lưu ý khi thuê mặt bằng. Spa nói riêng hay những ngành liên quan đến chăm sóc sắc đẹp nói chung, “bán sản phẩm bằng trải nghiệm, cảm xúc, cảm giác”. Do đó cảm nhận và trải nghiệm của khách hàng tại không gian spa rất quan trọng. Nếu spa nếu quá hẹp sẽ dẫn đến cảm giác bí bách, khó chịu, ngược lại không gian quá rộng cũng sẽ tạo cảm giác trống trải với khách hàng.
Không gian spa nên được thiết kế vừa đủ, ưu tiên những nơi có phong cảnh thoáng đãng. Ảnh: Internet.
Hoàn thành các thủ tục pháp lý mở spa
Spa là nhóm ngành đặc biệt vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sắc đẹp – những yếu tố quan trọng bật nhất của con người, do đó người mở spa phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ thuộc bộ chứng chỉ mở spa, giấy phép mở spa để có thể hoạt động đúng theo pháp lý và tạo dựng được lòng tin với khách hàng.
Đầu tiên chủ spa cần xác định hình thức thành lập kinh doanh hộ cá nhân hay đăng ký thành lập công ty; thứ hai ngành nghề đăng ký là gì; thứ ba điều kiện về nhân viên, chuyên viên; điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc; đặc biệt cuối cùng là điều kiện với chủ cơ sở kinh doanh.
Về chứng chỉ mở spa: Đối với hộ kinh doanh, người chủ cần có chứng chỉ hành nghề spa, doanh nghiệp thì khi làm thủ tục xin giấy phép còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật với từng lĩnh vực kinh doanh phù hợp.
Lập kế hoạch truyền thông
Khi spa bắt đầu đi vào hoạt động, marketing, quảng cáo là điều cần thiết mà bất kỳ đơn vị nào cũng phải làm. Đây được xem là “cánh tay” đắc lực để thương hiệu của bạn tiếp cận đến khách hàng. Người chủ cần thống nhất và tạo bộ nhận diện cho thương hiệu – điều này tạo nên sự khác biệt của thương hiệu và khiến khách hàng nhớ đến mỗi khi cần thư giãn. Đó thể là mùi hương đặc trưng, màu sắc logo… – những gì khách cảm nhận về spa.
Cần có những nội dung truyền thông thật chỉn chu và “sâu” nhất về spa của bạn để thu hút khách hàng, đó có thể là video về không gian spa, dịch vụ nổi bật nhất… bước đầu tạo thiện cảm và thu hút khách hàng đến với spa.
Bên cạnh đó các chính sách về khuyến mại, dịch vụ tặng kèm cũng nên được triển khai để giữ chân khách hàng về lâu dài.
Trang bị kiến thức, xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp
Đội ngũ kỹ thuật viên được xem là “linh hồn” của bất kỳ spa nào. Vì đây không chỉ là người đại diện cho chủ spa tiếp xúc với khách hàng mà còn là người trực tiếp thực hiện dịch vụ – bán sản phẩm. Do đó để mở spa thành công người làm chủ cần tuyển chọn được đội ngũ kỹ thuật viên giỏi nghề và đạo đức nghề nghiệp tốt.
Đội ngũ nhân sự spa phải được đào tạo, có bằng cấp,
có chuyên môn lẫn kiến thức về ngành nghề. Ảnh: Hướng Nghiệp Á Âu.
Riêng với mô hình clinic spa thì ngoài kỹ thuật viên còn phải tuyển dụng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ để thăm khám và triển khai các ca đòi hỏi kỹ thuật cao.
Thị trường Spa tại Việt Nam mở ra rất nhiều cơ hội phát triển song cũng có những thách thức nhất định. Do đó với những người mới bước vào lĩnh vực kinh doanh làm đẹp cần có cho mình những chuẩn bị kỹ lưỡng, chỉn chu nhất.
Hiện nay, tại Học viện Chăm sóc sắc đẹp Hướng Nghiệp Á Âu, khóa học khởi sự kinh doanh spa được nhiều cá nhân đăng ký theo học. Khóa học này được xem là “bước đệm” cho những ai ấp ủ dự định mở spa, đem đến những hiểu biết quan trọng về xây dựng kế hoạch tài chính, ý tưởng thiết kế không gian spa, lên kế hoạch khai trương thành công, kỹ năng quản lý nhân sự…
Bài viết nói về: Bí Quyết Mở Spa Thành Công, Những Lưu Ý Khi Kinh Doanh Spa - Nguồn trích dẫn từ: Học Viện Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu
Được đăng bởi: Học Viện Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu https://ift.tt/uyO9Z3L
Comments
Post a Comment